tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
1505 đường 3 tháng 2, Phường 16, Quận 11, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa Đại Việt

Đánh giá: 0,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 23-08-2023 Lượt xem : 182

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không có lẽ là một mối quan tâm lớn đối với chị em. Bởi rối loạn kinh nguyệt không chỉ gây ra những bất tiện trong cuộc sống hằng ngày mà nó còn ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của phái nữ. Vậy rối loạn kinh nguyệt có sao không và cách xử lý thế nào, bài viết dưới đây sẽ đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho chị em.

Rối loạn kinh nguyệt là như thế nào?

Song không phải lúc nào chu kỳ kinh nguyệt cũng ra đều theo dự kiến và dòng chảy của nó, có một số thay đổi khiến chu kỳ kinh nguyệt bị lệch ngày và kỳ kinh có bất thường, chung quy lại những điều này được gọi là rối loạn kinh nguyệt.

Các dạng rối loạn kinh nguyệt mà chị em thường gặp nhất bao gồm các thực trạng sau:

    • Chu kỳ kinh thay đổi: Một chu kỳ kinh thường có vòng lặp từ 27 - 30 ngày. Song nếu kinh nguyệt đến muộn hơn 1 tuần, thậm chí cả tháng thì được coi là trễ kinh. Nếu kinh nguyệt đến sớm hơn một tình thì được xem là có kinh sớm hay (sớm kinh).

    • Rong kinh: Đây là tình trạng lượng máu kinh ra nhiều và liên tục trên 7 ngày.

    • Thiểu kinh: Số ngày kinh nguyệt đến ít, chỉ khoảng từ 1 - 2 ngày.

    • Vô kinh: Trường hợp vô kinh thường trên vài tháng mà chị em hoàn toàn không có hiện tượng kinh nguyệt.

    • Cường kinh: Lượng máu ra nhiều hơn so với thông thường, trên 25ml.

    • Các hiện tượng bất thường khác: Máu kinh hay các triệu chứng đi kèm trong kinh nguyệt thay đổi. Chị em sẽ có biểu hiện máu kinh đen, đau bụng kinh dữ dội hoặc đau xung quanh vùng hạ bộ xương chậu.

Mức độ nguy hiểm kinh nguyệt không đều

Rối loạn kinh nguyệt có tác hại gìNhiều chị em chủ quan và cho rằng phụ nữ bị ra kinh không đều không đáng lo ngại bởi đây có thể là thay đổi của nội tiết tố, chỉ cần điều chỉnh và thay đổi chế độ ăn uống hay lối sống là có thể khôi phục lại như ban đầu. Tuy nhiên, các chuyên gia không cho rằng như vậy.

Thực tế, rối loạn kinh nguyệt đã là một biểu hiện bất thường của vùng kín, nếu chị em chẳng may mắc chứng rối loạn kinh nguyệt thì chắc chắn một điều chị em sẽ gặp những rắc rối như:

    • Xuất huyết số lượng lớn: Lượng kinh ra nhiều đồng nghĩa với cơ thể mấy một lượng máu lớn khiến chị em mệt mỏi, mất sức sống và khó khăn trong hoạt động hằng ngày.

    • Viêm nhiễm chéo:  Việc âm đạo luôn trong tình trạng ướt và thay đổi độ pH trong âm đạo có thể tạo điều kiện để vi khuẩn bên ngoài xâm nhập gây viêm nhiễm.

    • Vô sinh: Đặc biệt những chị em trong thời kỳ sinh sản, bị rối loạn kinh nguyệt có bị vô sinh không là có thể bởi rối loạn kinh nguyệt sẽ làm thay đổi thời điểm rụng trứng, viêm nhiễm làm tắc vòi tử cung,...

Phải làm sao nếu có nguy cơ rối loạn kinh nguyệt ở nữ?

Rối loạn kinh nguyệt khó có thể tự hết nếu không được điều trị tận gốc những căn nguyên gây ra tình trạng. Một số chị em có thể có giai đoạn vô kinh rất lâu dài từ đó gặp những vấn đề nguy hiểm khó điều trị. Do đó, chị em hãy chủ động đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, thăm khám để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị giúp chị em hồi phục nhanh chóng.

Các biện pháp bên cạnh giúp chị em điều hòa tình trạng rối loạn kinh nguyệt bao gồm:

       ✔✔ Quản lý cân nặng: Cân nặng không cân đối có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Hãy duy trì cân nặng lành mạnh thông qua việc ăn uống đúng cách và tập thể dục thường xuyên.

       ✔✔ Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể là một yếu tố quan trọng trong việc điều hòa kinh nguyệt. Bạn nên ăn đủ các nhóm thực phẩm cần thiết và tránh ăn quá nhiều đường và chất béo không lành mạnh.

       ✔✔ Thực hiện yoga và các bài tập thể dục: Một số bài tập như yoga và các bài tập thể dục khác có thể giúp cơ thể thư giãn và giảm căng thẳng, từ đó giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

       ✔✔ Điều chỉnh căng thẳng: Căng thẳng có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Tìm ra cách quản lý căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày của bạn, bằng cách thực hiện các phương pháp thư giãn như thiền, yoga hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân và bạn bè.

       ✔✔ Sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên có sự hỗ trợ từ chuyên gia y tế.

Như vậy, bài viết trên đã đưa ra toàn bộ thông tin về rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không. Nếu bạn cần được hỗ trợ thêm về bệnh lý cũng như mong muốn đặt lịch hẹn thăm khám cùng các chuyên gia y tế sức khỏe nhanh chóng, đừng chần chờ liên hệ đến chúng tôi qua đường truyền hotline 028 3960 1666 miễn phí hoặc nhắn tin vào ô chat 1/1 bên cạnh bài viết bạn nhé.

028.396.01666 CHAT NGAY